Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Truyền thống

Hưng Đạo là vùng đất địa linh nhân kiệt người dân xã Hưng Đạo cần cù hiền hòa kiên trung dũng cảm là nơi sản sinh nhiều vị danh tướng trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ xâm lược cán bộ Đảng viên và nhân dân các dân tộc xã Hưng Đạo đã phát huy truyền thống cách mạng đoàn kết một lòng khắc phục mọi khó khăn chiến đấu kiên cường giành nhieuf thắng lợi vẻ vang làm nên những trang sử chói lọi góp phần đánh bại mọi kẻ thù xâm lược từng bước quê hương giàu mạnh.

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên xã Hưng Đạo có nhiều thuận lợi trong việc phát triển ngành trồng trọt và chăn nuôi. Trên địa bàn xã hiện nay chủ yếu trồng lúa, nhiều loại cây ăn quả và cây đào cảnh: Thanh long, cam, quýt. Xã Hưng Đạo dân số sống tập trung ở khu vực  phố Cao Bình và chia thành 3 cụm đồng bào theo đạo Công giáo tập trung chủ yếu ở Phố Cao Bình. Dân cư được phân bổ đều khắp trên địa bàn toàn xã, có 3 dân tộc chính là Tày, Nùng, Kinh cùng sinh sống; trong đó có 68,4% dân số sống chủ yếu bằng nghề sản xuất Nông nghiệp, Lâm nghiệp, 31,6% dân số sống bằng nghề buôn bán nhỏ và dịch vụ thương mại; ngoài ra trên địa bàn còn có các trường học, các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp xây dựng, các nhà máy trên địa bàn; xã có chợ Cao Bình là trung tâm giao lưu hàng hóa của cả khu vực.

Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở khu dân cư. Xây dựng thiết chế văn hoá thể thao đồng thời đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền, văn hoá, thể dục thể thao. Tăng cường công tác quản lý các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá, thường xuyên tổ chức có chất lượng các hoạt động văn hoá, thể thao phục vụ nhiệm vụ chính trị. Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân gian truyền thống, nâng cao chất lượng bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hoá các hoạt động văn hóa phù hợp với địa phương. 

Tin mới


Đăng nhập
 
ipv6 readyChung nhan Tin Nhiem Mang